Tìm hiểu về Tốc độ phương tiện cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông

Tìm hiểu về Tốc độ phương tiện cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông
Ngày đăng: 20/12/2018 07:46 PM

    Công Ty Phân phối độc quyền dòng xe tải chính hãng từ nhà máy  ----> xe tải

    Tốc độ chuyển động của phương tiện giao thông không những ảnh hưởng rất lớn đến xác suất xảy ra tai nạn giao thông mà còn ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của mỗi vụ tai nạn. Trong điều kiện hạ tầng và tổ chức giao thông ở nước ta còn nhiều hạn chế cùng với việc người tham gia điều khiển phương tiện giao thông thường xuyên không làm chủ được tốc độ đã dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Do vậy, để giảm thiểu tai nạn giao thông cần thiết phải tăng cường các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về tốc độ. 

    1. Quy định của luật giao thông đường bộ về giới hạn tốc độ các loại phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông gồm có:

    - Tại điều 12 luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

    a. Người lái xe, người điều khiển xe gắn máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ 1 khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình, ở nơi có biển báo cự ly tối thiểu giữa 2 xe, phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

    b. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và đặt biển báo tốc độ, tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.

    c. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

    Xe tải chạy quá tốc độ (Ảnh minh họa)

    - Trong thông tư số 13/2009 TT-BGTVT (ngày 17/7/2009) quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ như sau:

    + Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư được quy định như sau:

    Loại xe cơ giới đường bộ

    Tốc độ tối đa (km/h)

    * Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải dưới 3500 kg

    50

    * Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, ô tô  tải có trọng tải từ 3500kg trở lên, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng, xe ô tô, xe gắn máy                

    40

    + Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư được quy định như sau:

     

    Loại xe cơ giới đường bộ

    Tốc độ tối đa (km/h)

    * Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt)

    ô tô tải có trọng tải dưới 3500kg                      

    80

    * Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt)

    ô tô tải có trọng tải từ 3500kg trở lên                  

    70

    * Ô tô buýt, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô 

    60

    *Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn  máy         

    50

    + Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường bộ được thiết kế xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, đường khai thác theo quy chế riêng thì người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ.+ Về khoảng cách giữa các phương tiện, thông tư này quy định rất rõ đối với các phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng. Cụ thể khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Đến 60km/h: 30m; trên 60 đến 80km/h:50m; trên 80 đến 100km/h: 70m; trên 100 đến 120 km/h: 90m.+ Đối với các loại xe như máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lốc máy, xe xích lô máy, xe 3 gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự hiện đang được phép hoạt động, tốc độ tối đa không quá 30km/h khi tham gia giao thông trên đường bộ.

    + Khi trời mưa có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định ở trên.

    2. Những vi phạm chủ yếu liên quan đến tốc độ hiện nay đó là:

    + Đi xe vượt quá tốc độ cho phép;

    + Đi xe lạng lách đánh võng;

    + Phóng nhanh vượt ẩu không làm chủ được tốc độ…

    3. Mức xử phạt đới với các trường vi phạm liên quan đến yếu tố tốc độ

    Những trường hợp vi phạm liên quan đến yếu tố tốc độ được quy định tại nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt rất rõ ràng tại điểm a khoản 3,4,5 điều 7; điểm a khoản 3,5,6; điểm a,d khoản 7 điều 5, điểm a khoản 5 điều 5, điểm đ khoản 6 điều 6; khoản 9 điều 5; điểm b,d khoản 11 điều 5 có các hình thức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng, tước Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 4 tháng.

    Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối hiện nay xẩy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó yếu tố quan trọng là ý thức của mỗi người dân khi tham gia giao thông. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong cả ý thức lẫn hành động, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép để đảm bảo an toàn tính mạng không chỉ cho chính bản người điều khiển phương tiện giao thông mà con cho mọi người, cho toàn xã hội. Điều này sẽ góp phần vào giảm thiểu tai nạn giao thông nói chung và hạn chế tai nạn giao thông liên quan đến tốc độ nói riêng, từ đó tạo ra một xã hội an toàn văn minh - một xã hội nói không với tai nạn giao thông.

    Nguyễn Như Linh - Trung tâm NCATGT (T32)

    Chia sẻ:
    Bảng giá mới nhất cập nhật 2024
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline